High-key là một kỹ thuật chụp ảnh trong đó độ phơi sáng lệch nhiều về phía vùng sáng, và có độ tương phản thấp. Với phong cách chụp này ảnh vẫn đúng sáng nhưng cho cảm giác nhiều màu trắng trong ảnh. Tấm hình High-key đặc trưng bởi các tông màu sáng và ít, nếu không muốn nói là hoàn toàn không có bóng đổ. Biểu đồ histogram của nó thường tập trung nhiều phía bên phải và không có nhiều chi tiết nổi bật.
Đa số các bức ảnh High-key được tạo nên từ các nguồn sáng thích hợp, hay nguồn sáng nhân tạo trong studio, các ánh sáng được tạo nên từ các đèn flash khác nhau. Tuy nhiên vẫn có nhiều người đã thành công trong việc tạo ra các bức ảnh High-key với một nguồn sáng sẵn có mà không phải là trong ảnh viện studio.
Để chụp ảnh High-key chúng ta cần chuẩn bị một máy ảnh cho phép chỉnh độ phơi sáng giúp bạn chụp được những bức ảnh dư sáng. Hoặc chọn một máy ảnh có chế độ Manual, chế độ điều chỉnh bằng tay để thực hiện.
Ngoài ra, điều quan trọng trong kỹ thuật này là bạn cần chuẩn bị một nguồn sáng hợp lý. Với một nguồn sáng đủ mạnh sẽ cho phép bạn chụp bức ảnh dư sáng với tốc độ màn trập hợp lý. Hơn nữa cần phải
chọn một hậu cảnh tương đối sáng hay một bức tường trắng để phản chiếu ánh sáng có sẵn.
Bước thứ ba là cần xử lý hình ảnh sau khi đã được chụp, bằng cách điều chỉnh hình ảnh sẽ làm hiệu ứng High-key được rõ nét hơn. Bạn có thể sử dụng công cụ chỉnh sửa ảnh Photoshop hay Gimp để thực hiện điều này.
Chụp ảnh High-key trong Studio
Để chụp ảnh High-key trong Studio chúng ta cần sử dụng một softbox hay còn gọi là hộp tản ánh sáng. Bạn có thể sử dụng hộp tảng sáng càng lớn càng tốt sẽ giúp cho ánh sáng được mềm trải trên các đối tượng của hình ảnh mà không tạo ra bóng đổ mạnh vì kỹ thuật này dùng đèn flash để chiếu sáng phần nền.
Để phần nền được trắng đều bạn cần xử lý hộp tảng sáng bằng cách sử dụng hai đèn flash chiếu trực tiếp ở một góc 45 ° ở hai bên, và đèn được cài tối hơn 2-stop so với đèn chiếu vào chủ đề. Việc thực hiện này sẽ giúp xóa trắng được phần nền bằng đèn. Kỹ thuật chụp High-key dùng đèn flash để chiếu sáng phần nền rất phù hợp khi chụp những bức ảnh chân dung, tĩnh vật, hay hình ảnh sản phẩm.
Sơ đồ bố trí đèn trong studio
Tuy nhiên khi thiết lập khẩu độ trên máy ảnh của bạn, cũng cần phải phù hợp với các thiết lập trên nguồn sáng chính. Cần chú ý đến cách trang điểm người mẫu khi sử dụng kỹ thuật chụp chân dung High-key. Việc trang điểm này cần chú ý đến các gam màu sử dụng để làm sao ít có sự tương phản nhất.
Để làm cho nguồn sáng không tạo ra bóng đổ mạnh, bạn có thể sử dụng các dụng cụ khuếch tán hay phản chiếu ánh sáng như refector, softboxes, hay diffuse. Sau khi công việc chụp hoàn thành cần xử lý bức ảnh để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nếu trường hợp muốn chụp ảnh High-key chỉ với một đèn, bạn có thể sử dụng một softbox lớn đặt trên đối tượng cần chụp, đảm bảo có thể chiếu sáng cả cả chủ đề và phần nền. Khi chụp cần đảm bảo rằng đèn và máy ảnh phải nằm trên một trục, và chỉnh dư sáng từ 1 đến 2 stop khi chụp để bức ảnh đạt hiệu quả.
Sự khác nhau giữa ảnh Low-Key và ảnh High-Key
Trong trường hợp nếu không có máy ảnh chuyên nghiệp hay đèn studio, bạn vẫn có thể tạo ra được những bức ảnh High-key bằng một nguồn ánh sáng có sẵn. Nhưng cần lưu ý nguồn ánh sáng này đã được khuếch tán, ví dụ như ánh sáng có mây che, hay trời u ám. Ngoài ra, cần có một hậu cảnh sáng giúp phản chiếu ánh sáng.
Những bức ảnh này cần phải được chụp dư sáng bằng cách tăng mức phơi sáng lên một hoặc hai stop, để làm tấm hình không còn độ tương phản cao. Sau khi hoàn thành bức ảnh cần được xử lý hậu kỳ qua các công cụ như Photoshop hay Gimp để cân chỉnh lại.
Theo Lavender
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.