Chọn danh mục tin tức

KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC LÀ GÌ?

28-07-2022, 8:35 am

Kính hiển vi quang học là gì? Phân loại. Cấu tạo. Nguyên lí hoạt động. Cách sử dụng. Lưu ý khi bảo quản và sử dụng. Nơi cung cấp uy tín, chất lượng.

Kính hiển vi được biết đến là một thiết bị khoa học dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm với mục đích nghiên cứu hoặc trong trường học với mục đích giảng dạy,….. Kính hiển vi được thiết kết thành nhiều loại để phục vụ những mục đích khác nhau như kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử,… Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kính hiển vi quang học để hiểu hơn về cấu tạo, công dụng, cách sử dụng,.. và những vấn đề khác liên quan.

KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC LÀ GÌ? PHÂN LOẠI KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Kính hiển vi quang học là gì?

 

  • Kính hiển vi quang học là loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát hình ảnh các vật thể nhỏ để phóng đại nhờ một hệ thống thấu kính thuỷ tinh.
  • Đây là một dạng kính đơn giản, lâu đời nhất và cũng là phổ biến nhất.
  • Kính hiển vi quang học cũ thường phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt qua thị kính, nhưng hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, loại kính này được thiết kế thêm các camera hoặc các phim ảnh quang học để chụp ảnh.

Phân loại kính hiển vi quang học

Kính hiển vi soi nổi

 

Kính hiển vi quang học trên thị trường hiện nay gồm một số loại chính sau:

  • Kính hiển vi ánh sáng truyền qua
  • Kính hiển vi soi nổi
  • Kính hiển vi phản pha
  • Kính hiển vi soi ngược
  • Kính hiển vi phân cực
  • Kính hiển vi huỳnh quang
  • Kính hiển vi đồng tụ

CẤU TẠO KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Kính hiển vi ánh sáng truyền qua

Gồm các bộ phận chủ yếu sau:

  • Nguồn sáng truyền qua
  • Màn chắn sáng, khẩu độ chắn sáng
  • Giá đỡ mẫu
  • Bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu
  • Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại thích hợp khi quan sát
  • Vật kính
  • Thị kính
  • Núm chỉnh độ hội tụ
  • Ống nối với camera

Kính hiển vi soi nổi

Gồm các bộ phận chủ yếu sau :

  • Nguồn sáng phản xạ
  • Bệ kính giữ thăng bằng có giá đặt mẫu
  • Lăng kính
  • Ống quan sát
  • Vật kính
  • Núm chỉnh độ phóng đại
  • Núm chỉnh độ hội tụ
  • Thị kính
  • Ống nối camera (nếu có)

Kính hiển vi phân cực

Gồm các bộ phận chủ yếu sau :

  • Nguồn sáng (sợi đốt, halogen…)
  • Tụ quang
  • Bộ phân cực ánh sáng
  • Giá đỡ mẫu có khả năng xoay vòng
  • Mâm vật kính
  • Bộ phân tích (có khả năng xoay vòng với góc đọc nhỏ)
  • Vật kính
  • Thị kính
  • Núm chỉnh độ hội tụ (chỉnh thô, chỉnh tinh)
  • Bệ đỡ kính
  • Ống nối với camera (nếu có)

Kính hiển vi huỳnh quang

Gồm các bộ phận chủ yếu sau :

  • Nguồn sáng truyền qua
  • Nguồn sáng kích thích huỳnh quang
  • Tụ quang để hội tụ chùm sáng
  • Màn chắn sáng, khẩu độ chắn sáng
  • Gương lưỡng hướng sắc
  • Giá đỡ mẫu
  • Bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu
  • Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại thích hợp khi quan sát.
  • Vật kính
  • Thị kính
  • Núm chỉnh độ hội tụ (chỉnh thô và chỉnh tinh)
  • Ống nối với camera

NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Kính hiển vi ánh sáng truyền qua

  • Loại kính này hoạt động theo nguyên lí như sau:
  • Ánh sáng khả kiến từ nguồn sẽ được tập trung lại khi đi qua tụ quang và truyền qua mẫu đặt trên lam kính.
  • Ảnh của mẫu được tạo thành và phóng địa lần thứ nhất nhờ vào thấu kính có tiêu cự ngắn khoảng vài mm ( được gọi là vật kính ). Hình ảnh có thể tiếp tục được phóng đại nhiều lần nhớ vào thấu kính phóng và hình ảnh phóng đại cuối cùng của mẫu sẽ là ảnh thật, quan sát được bằng thị kính hoặc nhờ vào CCD camera. Độ phân giải của ảnh bị hạn chế bởi nhiễu xạ.

Kính hiển vi soi nổi

Nguyên lí hoạt động của kính này như sau:

  • Ánh sảng phản xạ trên bề mặt mẫu sau khi được chiếu sáng sẽ tạo thành ảnh hiển vi soi nổi. Ánh sáng phản xạ đi qua hai vật kính hoặc một vật kính phẳng theo hai trục quang học song song và tạo nên hình ảnh ba chiều nhờ khả năng quan sát mẫu từ các góc độ khác nhau.

Kính hiển vi phân cực

Nguyên lí hoạt động của loại kính này như sau:

  • Loại kính này được thiết kế để quan sát mẫu khi sử dụng ánh sáng phân cực và đặc tính quang học không đẳng hướng của mẫu. Loại mẫu này có những liên kết nội phân tử phân cực tương tác với ánh sáng phân cực theo một hướng nhất định dẫn đến sự trễ pha. Quá trình này được kiểm soát nhờ sự biến đổi biên độ giao thoa tại mặt phẳng tạo ảnh ban đầu.
  • Đối với các mẫu lưỡng chiết, để quan sát được thì kính phải được trang bị hai bộ phân cực, trong đó một bộ được đặt trên đường đi của chùm sáng tới trước mẫu và bộ phân tích được đặt ở trục quang học giữa vật kính, sau khẩu độ và các ống quan sát hoặc camera.
  • Độ tương phản của ảnh tạo ra nhờ tương tác giữa ánh sáng phân cực phẳng với mẫu lưỡng chiết để tạo ra hai thành phần sóng riêng biệt phân cực trong các mặt phẳng vuông góc thay đổi lẫn nhau.

Kính hiển vi huỳnh quang

Nguyên lí hoạt động của loại kính như sau:

  • Hoạt động dựa trên nguyên lí sử dụng ánh sáng có bước sóng ngắn, năng lượng cao để kích thích các điện tử nội tại trong phần tử của mẫu nhảy lên quỹ đạo cao hơn.
  • Khi các điện tử quay trở lại quỹ đạo cũ, chúng sẽ phát ra một ánh áng có bước sóng dài hơn, năng lượng thấp hơn để tạo ra hình ảnh huỳnh quang.

CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Kính hiển vi ánh sáng truyền qua

  • Bước 1: Bật công tắc khối nguồn
  • Bước 2: Nhấn công tắc khởi động trên kính
  • Bước 3: Đưa bộ lọc sáng vào trục quang học (nếu có)
  • Bước 4: Chỉnh tâm hai thị kính vào trục quang học
  • Bước 5: Tăng tụ quang (nếu có) đến vị trí cao nhất (sử dụng núm hội tụ tụ quang)
  • Bước 6: Lựa chọn vật kính 10x đưa vào trục quang học
  • Bước 7: Mở hoàn toàn màn chắn sáng và khẩu độ
  • Bước 8: Đưa mẫu và dịch chuyển giá đỡ mẫu đến vị trí phù hợp để quan sát
  • Bước 9: Điều chỉnh độ hội tụ
  • Bước 10: Điều chỉnh diop và thị kính phù hợp với mắt
  • Bước 11: Điều chỉnh độ hội tụ và chuẩn tâm tụ quang
  • Bước 12: Lựa chọn vật kính có độ phóng đại mong muốn
  • Bước 13: Khi chụp ảnh hoặc quan sát mẫu bằng camera, phải mở chốt ngăn trục quang học
  • Bước 14: Sau khi quan sát xong, tiến hành tắt nút nguồn của kính

Kính hiển vi soi nổi

  • Bước 1: Bật công tắc nguồn của kính
  • Bước 2: Tiến hành điều chỉnh cường độ sáng thích hợp
  • Bước 3: Điều chỉnh hai núm hội tụ một cách nhẹ nhàng để đạt được khoảng cách làm việc tốt nhất từ mẫu đến vật kính
  • Bước 4: Điều chỉnh khoảng cách giữa hai thị kính để phù hợp với mắt người quan sát.
  • Bước 5: Điều chỉnh điốp để phù hợp với mắt.
  • Bước 6: Điều chỉnh độ hội tụ và khoảng cách làm việc.
  • Bước 7: Tiến hành thay đổi độ phóng đại theo nhu cầu quan sát
  • Bước 8: Tiến hành tắt nguồn kính sau khi quan sát xong

Kính hiển vi phân cực

  • Bước 1: Bật công tắc nguồn của kính
  • Bước 2: Thực hiện điều chỉnh thị kính để phù hợp với mắt quan sát
  • Bước 3: Đẩy cái nẫy đóng mở trục quang học để quan sát bằng hai thị kính
  • Bước 4: Đưa vật kính 10x vào trục quang học và chỉnh thẳng chùm sáng
  • Bước 5: Tiến hành chỉnh tâm tụ quang
  • Bước 6: Đưa mẫu lên giá và chỉnh tâm giá giữ mẫu
  • Bước 7: Điều chỉnh tâm vật kính
  • Bước 8: Điều chỉnh độ mở thích hợp của màng chắn khẩu độ và màng chắn trường
  • Bước 9: Điều chỉnh độ hội tụ
  • Bước 10: Chọn vật kính phù hợp và sử dụng một giọt dầu nhúng vật kính khi quan sát
  • Bước 11: Điều chỉnh và lựa chọn chế độ quan sát thích hợp
  • Bước 12: Đẩy cái nẫy đóng mở trục quang học để ghi nhận hình ảnh bằng camera
  • Bước 13: Tiến hành tắt nguồn sau khi quan sát xong

Kính hiển vi huỳnh quang

Để quan sát ảnh hiển vi trường sáng, thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bật công tắc nguồn của kính
  • Bước 2: Bật công tắc khởi động kính và điều chỉnh độ sáng thích hợp
  • Bước 3: Đưa các bộ lọc ánh sáng vào trục quang học
  • Bước 4: Đẩy cái nẫy đóng mở trục quang học để quan sát bằng hai thị kính.
  • Bước 5: Nâng tụ quang lên vị trí cao nhất
  • Bước 6: Chọn vật kính 10x vào trục quang học
  • Bước 7: Mở hoàn toàn màng chắn trường và màng chắn khẩu độ
  • Bước 8: Đưa mẫu lên giá và dịch chuyển giá mẫu (lên, xuống hoặc/và theo chiều ngang, dọc) đến trường quan sát
  • Bước 9: Điều chỉnh hội tụ mẫu
  • Bước 10: Chỉnh điốp và khoảng cách giữa các thị kính để phù hợp với mắt quan sát
  • Bước 11: Chỉnh núm hội tụ tụ quang và chỉnh tâm tụ quang bằng các vít
  • Bước 12: Lựa chọn vật kính thích hợp để quan sát mẫu

Để quan sát ảnh huỳnh quang, thực hiện tiếp các bước sau:

  • Bước 13: Hạ thấp tụ quang đến vị trí thấp nhất
  • Bước 14: Tắt nguồn sáng truyền qua (diascopic)
  • Bước 15: Đưa bộ lọc ánh sáng kích thích vào trục quang học
  • Bước 16: Mở hoàn toàn màng chắn khẩu độ cho ánh sáng kích thích huỳnh quang
  • Bước 17: Kiểm tra cửa trập cho ánh sáng kích thích huỳnh quang đã đóng và mở nguồn sánh kích thích huỳnh quang.
  • Bước 18: Mở cửa trập của ánh sáng kích thích huỳnh quang và chỉnh tâm đèn.
  • Bước 19: Đưa vật kính 10x vào trục quang học
  • Bước 20: Đưa mẫu vào giá đỡ và và dịch chuyển giá mẫu (lên, xuống hoặc/và theo chiều ngang, dọc) đến trường quan sát
  • Bước 21: Điều chỉnh hội tụ
  • Bước 22: Chỉnh tâm màng chắn trường
  • Bước 23: Chọn vật kính thích hợp để quan sát mẫu
  • Bước 24: Để ghi lại hình ảnh hiển vi bằng camera, ta thực hiện như sau: Chỉnh kính để quan sát hình ảnh => Đẩy cái nãy đóng mở trục quang học sang chế độ hiển thị trên camera => Điều chỉnh đầu camera đến đúng vị trí để hình ảnh được rõ nét => Thiết lập các chế độ cài đặt của camera => Chọn chế độ camera phù hợp cho đối tượng quan sát => Chỉnh camera và hình ảnh => Chụp ảnh và lưu lại
  • Bước 25: Tiến hành tắt nguồn sau khi quan sát xong

LƯU Ý KHI BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Bảo quản:

  • Đặt thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nấm mốc
  • Luôn giữ cho các vật kính và thị kính trong hộp và để nơi khô thoáng, đặt gói hút ẩm vào trong để bảo quản tốt hơn
  • Sau khi sử dụng xong, tắt nguồn điện và đợi cho nguồn sáng nguội hẳn rồi mới che thiết bị lại
  • Nếu không sử dụng kính, phải che kính lại cẩn thận để tránh bụi

Lưu ý khi sử dụng:

  • Trong quá trình sử dụng, tránh làm xước, làm bẩn thấu kính, bộ lọc. Nếu chúng bị bẩn, cần lau chùi bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn
  • Không được để đèn phát sáng bị bẩn
  • Khi sử dụng, không chạm tay vào nguồn sáng vì sẽ gây bỏng. Cũng cần thận trọng với nguồn sáng tia cực tím của kính vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Khi quan sát với vật kính có độ phóng đại lớn cần sử dụng dầu nhúng
  • Cần hiệu chuẩn và bảo dưỡng kính theo hướng dẫn

NƠI CUNG CẤP KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở phân phối kính hiển vi. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng nên lựa chọn những nơi bán thiết bị uy tín.

Công ty TNHH Tín Đức chuyên Cung cấp các thiết bị chuyên dụng như: kính lúpkính hiển viống nhòmthiết bị la bànra đađịnh vị đo sâu hàng hải...

Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vn

Nhận xét bài viết


(Xem mã khác)

(Vui lòng điền đầy đủ thông tin hoặc đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Gmail)


Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

Chia sẻ facebook google zing
Chăm sóc khách khàng