hotline (024) 3773.5884 | 0983.239.623 | 0913.222.224
Việt Nam Việt Nam

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN toàn quốc

Vận chuyển miễn phí: Toàn bộ các sản phẩm cung cấp bởi công ty Tín Đức được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc bằng hình thức chuyển phát nhanh uy tín nhất của hãng Viettel. Hàng hóa được giao tận tay.

Công ty đảm bảo hàng hóa của quý khách được bảo quản an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển.

0
257 Thương hiệu 80 danh mục Tất cả sản phẩm
ong nhom fomei
Tin tức sự kiện

Mỹ tính chuyện sớm chấm dứt hỗ trợ kinh tế

01-08-2011, 5:02 pm

Cùng với quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ngắn hạn, cuộc họp của Quỹ dự trữ liên bang Mỹ (FED) kết thúc vào ngày 12/8 vừa qua cũng đặt ra vấn đề giảm dần liều lượng hỗ trợ nền kinh tế.

 

Các biện pháp chống suy giảm kinh tế thực hiện trong suốt hai năm qua của FED sẽ dần được chấm dứt, mà bước đi đầu tiên là giảm mua trái phiếu chính phủ kể từ tháng 10. Ngân hàng trung ương của Mỹ đang cố gắng chấm dứt các hoạt động trợ giúp kinh tế đủ kịp thời nhằm hạn chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.

 

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang cho rằng, các hoạt động kinh tế đã dần ổn định trở lại nhưng tạm thời vẫn ở trạng thái "ốm yếu" trong thời gian tới. Đây chính là lý do khiến FED đưa ra quyết đinh giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ngắn hạn ở gần mức 0%. Một số giải pháp thay thế cũng được đề xuất trong trường hợp các chương trình hỗ trợ cho vay dài hạn được dỡ bỏ.

 

Động thái kể trên phản ánh một giai đoạn mới trong chính sách đối phó với khủng hoảng của FED. Khoảng thời gian mà cơ quan này phải thay đổi chính sách mỗi tuần đã qua. Thay vào đó là chu kỳ quan sát thận trọng diễn biến của nền kinh tế. Giới chức của FED cũng cho biết họ không hề nóng vội trong việc chấm dứt các chương trình hỗ trợ do không muốn làm gián đoạn quá trình hồi phục.

 

"FED ở trong trạng thái chờ đợi và theo dõi trong thời gian tới," - Paul Ashworth, chuyên gia kinh tế cao cấp của tổ chức Capital Economics nhận xét - "Họ muốn biết kinh tế sẽ hồi phục theo hướng nào trước khi đưa ra chính sách rút lui phù hợp."

 

FED đang cố hết sức để tránh lặp lại sai lầm của giới chức Nhật Bản trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi liên tục đề cập đến việc gỡ bỏ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng đang là động lực duy nhất của nền kinh tế vào thời điểm đó. Trong con mắt của nhiều chuyên gia, điều này chỉ khiến đà suy thoái bị nối dài.

 

Ngay trong ngày 12/8, giới lãnh đạo của Ủy ban Thị trường mở Mỹ đã cho rằng, FED sẽ sử dụng mọi công cụ có thể để kích thích tăng trưởng. Tỷ lệ lãi suất ngắn hạn được cho là đang ở mức "đặc biệt thấp" sẽ vẫn được giữ trong khoảng từ 0 đến 0,25% tiếp tục được "gia hạn" như nhiều người dự báo.

 

"Họ đang cố chứng tỏ với mọi người rằng họ sẽ không nâng tỷ lệ lãi suất cho đến khi có những xuất hiện dấu hiệu rõ ràng hơn của sự hồi phục." Alan Levenson, nhà kinh tế của tổ chức T. Rowe Price nhận xét.

 

Khi FED công bố kế hoạch mua lại 300 tỷ USD trái phiếu chính phủ vào tháng 3 năm nay là lúc thị trường đang trong trạng thái "rơi tự do" và ngân hàng trung ương đã phải dùng tất cả những công cụ có trong tay để ngăn chặn đà suy thoái. Mặc dù việc làm này không cho thấy nhiều sự liên quan đối với những động thái khác của FED, đặc biệt là khoản mua lại các cổ phiếu cầm cố trị giá 1.450 tỷ USD mà cơ quan này đang thực hiện, nhưng nó vẫn gây nên khá nhiều tranh cãi.

 

Những người chỉ phản đối, trong đó có cả các nhà làm luật, cho rằng FED sẽ tiếp tục phải in thêm tiền để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách do chi ra quá nhiều. Dư luận này, cùng với câu hỏi về việc FED có tiếp tục giảm lãi suất dài hạn hay không khiến Ủy ban Thị trường mở đi tới quyết định giảm dần tốc độ mua lại các trái phiếu và cổ phiếu cho đến kết thúc vào tháng 10 tới.

 

Lãnh đạo của FED vẫn để ngỏ thời điểm cũng như cách thức họ sẽ chấm dứt các chương trình hỗ trợ kinh tế còn lại. Đi kèm với quyết định của mình, FED cũng khẳng định, thực trạng nền kinh tế đã khả quan hơn rất nhiều trong những tuần qua và khủng hoảng có thể đến và đi theo những cách không ai có thể dự đoán được.

 

Mặc dù vậy, FED cũng không đưa ra bình luận nào về chương trình mua lại 1.450 tỷ USD các cổ phiếu cầm cố nhằm giữ cho tỷ lệ cầm cố ở mức thấp cho dù thị trường tín dụng vẫn tiếp tục căng thẳng. Cũng giống như trái phiếu chính phủ, việc mua lại các cổ phiếu cầm cố cũng gây nên mối quan ngại về khả năng phải in thêm tiền cũng như áp lực phải giảm lãi suất dài hạn. Tuy nhiên, đây không phải là nội dung trọng yếu được đề cập đến trong cuộc họp của FED vì không ảnh hưởng trực tiếp đến thâm hụt ngân sách Chính phủ.

 

Mức thậm hụt ngân sách trong tháng 6 của Mỹ là 27 tỷ USD so với mức 25 tỷ của tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu nhập khẩu tăng cao. Tuy nhiên, mức giảm GDP của nước này trong Quý II lại thấp hơn khoảng 1% so với dự kiến.

Nhật Minh (theo Washington Post)

Bài viết liên quan

Tin nổi bật

Liên hệ Download

Thủ thuật nổi bật