03-08-2022, 3:07 pm
Kính hiển vi và kính viễn vọng đều là những phát minh vô cùng quan trọng và được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù đều là “kính” nhưng chúng lại được sử dụng với mục đích hoàn toàn khá nhau. Vậy sao để phân biệt 2 dụng cụ này ?
Điểm chung của kính hiển vi và kính viễn vọng.
Cả hai loại kính đều sử dụng một chiếc ống kính. Ống kính này sẽ thu nhận ánh sáng hoặc hình ảnh mà người dùng chọn. Chúng tập trung vào các tia sáng để cung cấp một hình ảnh rõ ràng hơn – hình ảnh mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Kính hiển vi và kính viễn vọng đều là bậc thầy trong việc phóng đại hình ảnh. Chúng sẽ cho phép người dùng có một cái nhìn chính xác và rõ hơn về những vẩ quá khó để nhìn bằng mắt. Bạn có thể quan sát chuyển động của những tế bào dưới kính hiển vi hay sự di chuyển của những vì sao trên trời qua kính viễn vọng.
Kính hiển vi là một thiết bị được sử dụng để soi những vật siêu nhỏ bằng mắt thường. Chúng được gọi như vậy vì chúng sử dụng ánh sáng trắng để chiếu sáng một vật nên vật đó được phóng ta và nhìn thấy qua một hoặc nhiều ống kính.
Vậy nên kính hiển vi được sử dụng để hình dung rõ những chi tiết của mẫu vật hoặc đồ vật siêu nhỏ bằng mắt thường.
Các nhà khoa học kết hợp những kiến thức về vật chất, mẫu vật và sự hiểu biết về hiển vi để tìm hiểu và điều tra những thành phần của những mẫu vật sinh học và các đối tượng vô tri và tìm hiểu về cấu trúc hành vi và các ứng dụng của chúng.
Cấu tạo :
Hệ thống chiếu sáng bao gồm: Nguồn sáng, màn chắn, tụ quang kính hiển vi. Hệ thống này bổ trợ cho việc quan sát mẫu vật được dễ dàng, khi quan sát người dùng có thể nhìn thất vật mẫu được rõ nhất.
Nguồn sáng sử dụng là gương hoặc đèn.
Màn chắn được đặt vào trong tụ quang kính hiển vi, dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng. Bộ phận này dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
Hệ thống điều chỉnh được cấu tạo bởi các núm điều chỉnh linh hoạt phục vụ quá trình quan sát, làm việc với kính được diễn ra thuận tiện. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm kính hiển vi cầm tay, các núm vi chỉnh được tối giản thay vào đó là các tính năng tự động của kính giúp cho việc quan sát được tiến hành dễ dàng.
Kính viễn vọng đơn giản là một thiết bị phóng to hình ảnh của một vật ở khoảng cách rất xa. Kính viễn vọng được ứng dụng trong quan sát thiên văn học, hay trong công tác hoa tiêu của ngành hàng hải, hàng không hay công nghệ vũ trụ, cũng như trong quan sát và do thám quân sự. Với nhiều ứng dụng thực tế như vậy thì sản phẩm này rất được quan tâm. Không chỉ dùng cho các nhà nghiên cứu mà hiện nay sản phẩm này còn được phục vụ cho nhu cầu khám phá, sở thích, đam mê với bầu trời của giới trẻ.
Kính viễn vọng được chia làm 3 loại chính là kính viễn vọng khúc xạ, phản xạ và loại tổ hợp(kết hợp của khúc xạ và phản xạ). Nhưng sau đây chúng ta chỉ tập trung vào hai loại kính viễn vọng chính là kính khúc xạ và kính phản xạ.
Kính viễn vọng khúc xạ là loại kính viễn vọng dùng các thấu kính để thay đổi đường truyền của các bức xạ điện từ, thông qua hiện tượng khúc xạ, tạo ra ảnh rõ nét của vật thể ở xa. Cơ chế hoạt động của kính khúc xạ là như vậy và một trong những chiếc kính viễn vọng đầu tiên được Galileo (1564–1642) chế tạo ra đầu tiên. Kính viễn vọng khúc xạ sử dụng thấu kính hội tụ để gom các tia sáng vào một mặt phẳng. Ánh sáng bị khúc xạ tạo ra một ảnh rất nhỏ của một vì sao hay hành tinh. Kế tiếp, ảnh được phóng đại qua thị kính, cũng là một thấu kính hội tụ, để quan sát.
Kính viễn vọng khúc xạ có trở ngại chính là sự tán sắc. Vì thủy tinh hay các vật liệu làm thấu kính có chiết suất khác nhau cho các bức sóng bức xạ điện từ khác nhau. Chính vì vậy mà ảnh vật khi được thu về sẽ có viền là các màu sắc khác nhau xung quanh. Điều này cùng làm cho hình ảnh không được rõ nét nhất.
Kính viễn vọng phản xạ hoạt động dựa trên sự tảo ảnh của vật ở xa bằng các gương, thông qua hiện tượng phản xạ các bức xạ điện từ. Ảnh có thể được thu thập hay được phóng đại thêm qua các gương phụ trợ. Chiếc kính viễn vọng phản xạ đầu tiên do nhà thiên văn James Gregory phát minh năm 1663. James Gregory dùng một mặt gương lõm hội tụ thay vì thấu kính hội tụ để thu gom ánh sáng tới tạo ảnh. Không như kính viễn vọng khúc xạ thì kính viễn vọng phản xạ có ưu điểm lớn là tránh hiện tượng tán sắc,
và cách thu ảnh của kính phản xạ cũng tốt hơn kính khúc xạ.
Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC
Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vna
Những điều cần biết về kính hiển vi quang học
Bạn chưa xem sản phẩm nào