15-04-2021, 10:29 am
Có lẽ các bạn đều đã từng quan sát các tiêu bản sinh học qua kính hiển vi trong phòng thí nghiệm khoa học ở trường trung học.
Có một vài loại kính hiển vi khác nhau, bao gồm kính hiển vi đơn giản, kính hiển vi kép, kính hiển vi stereo, kính hiển vi electron và nhiều loại khác. Tất cả chúng được sử dụng trong các trường hợp khác nhau: một số trong trường học, số khác trong các phòng nghiên cứu, nơi các nhà khoa học khảo sát những thứ cực nhỏ, như mắt của một con ruồi chẳng hạn.
Nếu bạn chưa bao giờ xem qua những hình ảnh từ kính hiển vi, dưới đây là một vài ví dụ:
Bạn có nhận thấy rằng tất cả những hình ảnh này đều không có màu sắc?
Người ta thường tin rằng hình ảnh được tạo ra bởi kính hiển vi đều không có màu sắc, tức là, chúng có màu đen và trắng. Và đúng như vậy, ít nhất là ở một mức độ nào đó.
Vậy, liệu tất cả các kính hiển vi đều tạo ra hình ảnh đen trắng? Nếu có, lý do đằng sau đó là gì?
Như đã đề cập trước đó, kính hiển vi có nhiều loại và kích cỡ khác nhau, và một vài trong số đó cho ra ảnh màu. Lấy kính hiển vi quang học làm ví dụ.
Kính hiển vi quang học.
Hình ảnh phóng đại mà kính hiển vi quang học tạo ra có chứa màu sắc. Trên thực tế, nếu bạn sử dụng bất kỳ kính hiển vi quang học thông thường nào có độ phóng đại lên đến 500 lần, bạn sẽ có thể thấy màu sắc trong hình ảnh phóng to đó.
Tuy nhiên, khi bạn vượt quá một mức độ phóng đại nhất định, màu sắc sẽ bắt đầu biến mất khỏi hình ảnh (đã phóng to). Đó là bởi để nhìn một thứ gì đó dưới kính hiển vi, vật thể đó phải có mặt cắt ngang rất mỏng. Thêm vào đó, nó cũng cần phải đủ mỏng để ánh sáng truyền qua nó (thông thường là vậy).
Tuy vậy, nếu bạn lấy một mẫu vật quá nhỏ và mỏng, nó sẽ không có đủ vật chất để có thể thêm màu sắc vào ánh sáng. Hãy nghĩ về nó theo cách này: khi bạn nhìn vào một giọt nước, nó dường như hoàn toàn không màu, nhưng khi bạn nhìn vào đại dương - về cơ bản là một tập hợp hàng tỷ tỷ giọt nước không màu - nó có vẻ lại là một màu xanh tráng lệ.
Một đại dương được tạo thành từ những giọt nước không màu, nhưng lại có màu xanh (hoặc thậm chí là màu xanh lá cây).
Tương tự như vậy, khi bạn nhìn vào một củ cà rốt bằng mắt thường, nó có màu cam hoặc hơi đỏ, nhưng khi bạn lấy một lát mỏng đủ nhỏ của chính củ cà rốt đó và quan sát nó dưới kính hiển vi, màu da cam gần như biến mất.
Đây là lý do tại sao bạn không nhìn thấy màu sắc trong kính hiển vi quang học, ngay cả khi bạn đặt một tiêu bản có màu sắc dưới ống kính.
Kính hiển vi điện tử lại khác hoàn toàn. Chúng tạo ra những hình ảnh theo thang màu xám của mẫu vật, tức là, hình ảnh phóng đại có màu đen và trắng. Tại sao vậy?
Khi chúng ta nhìn các mẫu vật thông qua kính hiển vi quang học thông thường, chúng ta có thể trông thấy những chi tiết tỉ mỉ của chúng vì ánh sáng phản chiếu trên bề mặt của chúng và đi đến mắt chúng ta. Cụ thể hơn, đó là các photon hiện diện trong ánh sáng đi tới mắt chúng ta và giúp chúng ta thấy hình ảnh phóng đại của mẫu vật.
Đây là "biểu đồ tia" của một kính hiển vi quang học.
Tuy nhiên, khi bạn phải quan sát những thứ thực sự nhỏ, như là bên trong mắt của côn trùng, thì kính hiển vi quang học sẽ không giúp được bạn nhiều. Trong trường hợp đó, bạn cần một kính hiển vi điện tử.
Kính hiển vi điện tử, như cái tên của nó, hoạt động với sự trợ giúp của các electron chuyển động nhanh, không giống như kính hiển vi quang học (sử dụng các photon).
Chúng ta cứ nghĩ ngắn gọn rằng kính hiển vi điện tử sử dụng một chùm tia electron phản xạ lại từ mẫu vật. Sau đó, "cấu trúc" của các electron phản xạ lại sẽ được sử dụng để tạo ra hình ảnh 3D về phiên bản phóng đại của mẫu vật.
Đây là một hình ảnh được tạo ra bởi một kính hiển vi điện tử.
Lý do khá căn bản: màu sắc là một đặc tính của ánh sáng (photon), và vì kính hiển vi điện tử sử dụng chùm electron để phản ánh mẫu vật, nên sẽ không có thông tin màu sắc nào được ghi lại. Khu vực mà các electron đi qua tiêu bản có màu trắng, và khu vực mà các electron không truyền qua có màu đen.
Vì vậy, những gì bạn thấy khi nhìn vào hình ảnh được tạo ra bởi một kính hiển vi điện tử về cơ bản là hình ảnh tương phản, đó là lý do tại sao hình ảnh có màu đen và trắng.
Bạn luôn có thể thêm màu "giả" vào hình ảnh được tạo ra bởi kính hiển vi điện tử, nhưng những màu sắc được thêm vào hình ảnh chỉ được sử dụng để làm cho hình ảnh trông "bắt mắt" hơn chứ không có mối liên hệ nào với màu sắc thực của mẫu vật được đề cập.
Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC
Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vn
Cách xác định và xem hình dạng vi khuẩn dưới kính hiển vi Các hình dạng vi khuẩn Hướng dẫn xác định vi khuẩn dưới kính hiển vi Nuôi cấy vi khuẩn
Kính hiển vi soi nổi được sử dụng để làm gì? Phẫu thuật - Kính hiển vi phẫu thuật Cổ sinh vật học: làm sạch và phân tích hóa thạch. Nghiên cứu sinh học ...
Đèn UV và UVB cho cây trồng Các loại tia UV khác nhau Tia UV ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào? Khi nào bạn nên cung cấp tia UV cho cây? Tia UV có thể gây hại ...
Soi mắm tôm dưới kính hiển vi, dân tình ngỡ ngàng vì vi khuẩn “bất tử”
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Kính viễn vọng tìm hiểu khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ
Đặc điểm và các loại kính lúp phổ biến hiện nay
Kính hiển vi là dụng cụ khoa học rất nhạy cảm, cần được sử dụng đúng cách và bảo quản cẩn thận mọi lúc để đảm bảo chúng hoạt động tốt nhất ...
Bạn chưa xem sản phẩm nào