21-02-2014, 3:37 pm
Đây là lần đầu tiên một nhóm nghiên cứu tại Châu Á công bố kết quả minh chứng cho khả năng sử dụng dịch vụ định vị Galileo trong khu vực.
Hệ thống định vị Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây dựng bởi Liên minh châu Âu (EU). Galileo khác với GPS của Mỹ và GLONASS của Liên bang Nga ở chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lý bởi các tổ chức dân dụng, phi quân sự.
Với người sử dụng hiện nay, do sự phổ biến của công nghệ cũng như thiết bị, GPS gần như vẫn là sự lựa chọn duy nhất, nhưng về bản chất đây là hệ thống định vị phục vụ cho mục đích quân sự dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng Mỹ, vì thế nó không cung cấp đảm bảo độ chính xác và tin cậy của dịch vụ định vị dân dụng. Một một vài hoàn cảnh có xung đột xảy ra, GPS có thể ngừng cung cấp dịch vụ dân dụng.
"Vì thế, năm 2003, EU xây dựng hệ thống vệ tinh mang tên Galileo khắc phục nhược điểm mà GPS gặp phải. Galileo hứa hẹn mang đến cho người sử dụng dịch vụ định vị với độ chính xác và tin cậy cao", ông Lã Thế Vinh, phó giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) nói.
Hệ thống trên dự kiến hoàn thành năm 2020, với chùm quỹ đạo gồm 27 vệ tinh. Đến nay, hệ thống Galileo có 4 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, với hai vệ tinh phóng lên vào trung tuần tháng 10 năm ngoái. Các vệ tinh này phục vụ cho giai đoạn kiểm thử trên quỹ đạo (In-Orbit Validation) của hệ thống. Theo nguyên lý, để sử dụng dịch vụ định vị cung cấp bởi hệ thống Galileo đòi hỏi bộ thu phải tiếp nhận tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh trên tại cùng thời điểm.
Ngày 17/12/2012, Trung tâm NAVIS thành công trong việc tiếp nhận và giải mã tín hiệu hệ thống Galileo, nhưng vào thời điểm đó hệ thống thử nghiệm phát các bản tin giả, không chứa dữ liệu hợp lệ nên không thể sử dụng dịch vụ định vị.
Ngày 27/3 vừa qua, từ 9h15 đến 11h, lần đầu tiên cả 4 vệ tinh thử nghiệm PFM, FM2, FM3, FM4 cùng xuất hiện trên bầu trời Hà Nội và phát đi các bản tin định vị tiêu chuẩn của dịch vụ mở Galileo E1 Open Service.
Tại thời điểm đó, bộ thu Navisoft do Trung tâm NAVIS phát triển đã thu nhận tín hiệu, giải mã bản tin định vị và cuối cùng lần đầu tiên thành công trong việc xác định vị trí thông qua sử dụng dịch vụ định vị mở của hệ thống Galileo. Hình ảnh bên trên chỉ rõ vị trí do Navisoft xác định được (các điểm màu vàng).
Ngoài ra, bộ thu Navisoft của NAVIS còn có khả năng hoạt động với tín hiệu hệ thống GPS, cũng như trang bị khả năng phối hợp đồng thời tín hiệu đến từ hai hệ thống GPS và Galileo cho một giải pháp định vị, dẫn đường chung.
Việc trở thành nhóm nghiên cứu đầu tiên tại châu Á công bố thành công việc sử dụng dịch vụ định vị Galileo có ý nghĩa quan trọng đối với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, trong việc làm chủ và phát triển các giải pháp định vị đa hệ thống, giúp nâng cao độ chính xác, độ tin cậy của dịch vụ định vị và đặc biệt giảm sự phụ thuộc vào hệ thống định vị riêng lẻ.
Theo kế hoạch, hệ thống Galileo bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị vào năm 2015, và hoàn thành năm 2020.
Vòng cổ định vị vệ tinh dành cho thú cưng
Kỹ thuật phản sáng High-key yêu cầu một máy ảnh có thể chỉnh độ phơi sáng, một nguồn sáng hợp lý, và các bước xử lý hậu kỳ hình ảnh. Bài viết sau ...
Bạn cần một chiếc ống nhòm tốt, nhưng bạn lại không có kinh nghiệm khi chọn mua. Bạn băn khoăn không biết nên lựa một chiếc ống nhòm như thế nào là ...
Màu sắc khác nhau thể hiện những tần số di động riêng của mỗi trạm phát. Người ta dựng hàng trăm trạm thu, phát sóng di động trong thành phố để đáp ứng ...
Android đang làm mưa làm gió trên thị trường di động và với vụ mua lại Motorola của Google, có lẽ Android sẽ như hổ mọc thêm cánh.
Độ chính xác định vị GPS không những chỉ phụ thuộc vào loại trị đo dùng trong xử lý mà còn phụ thuộc đáng kể vào kiểu định vị
Việc lắp đặt thiết bị định vị GPS đối với toàn bộ hệ thống taxi trên địa bàn thành phố sẽ giúp các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch ...
Kính viễn vọng không gian khổng lồ, thiên thạch có đuôi, nhật thực hiếm quét qua ba châu lục là những hình ảnh thiên văn học ấn tượng được ghi nhận trong ...
Chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới đang được xây dựng sẽ tiết lộ những bí mật vũ trụ không quan sát được trước đây.
Hệ thống vô tuyến trung kế radio trunking sẽ được trình bày sơ bộ dưới đây gồm 1 trạm (site), nhiều kênh (tùy thuộc sử dụng), sử dụng dải tần VHF/UHF ...
10 cách để đảm bảo tuổi thọ và độ bền của pin
Các vệ tinh của hệ GLONASS liên tục phóng ra các tín hiệu định vị theo 2 dạng: tín hiệu định vị chính xác chuẩn (Ch) ở tần số L1 (1,6 GHz) và tín hiệu ...
Công nghệ quan sát ban đêm đã qua nhiều năm phát triển cả về mặt công nghệ và kinh tế.Thiết bị quan sát ban đêm là thiết bị dùng để quan sát trong điều ...
Bộ đàm có nhiều hơn một kênh có thể được trang bị tính năng quét. Tuy nhiên bộ đàm chỉ quét tần số đã được lập trình trong máy.
IP (Ingress Protection) code là hệ thống các chỉ số đánh giá mức độ bảo vệ đối với bụi bẩn, chất lỏng hoặc nước của vỏ bọc, vỏ bảo vệ bên ngoài ...
vệ tinh đầu do Việt Nam và Nhật Bản phối hợp sản xuất. Vệ tinh thứ hai do người Việt Nam tự chế tạo, sản xuất và được lắp đặt ngay tại khu CNC Hòa ...
Công nghệ ống nhòm sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật số, hiệu suất phát hiện xa, rõ hơn; Có con trỏ đo xa lade cung cấp cho xạ thủ hỏa lực.
Những thiết bị và ứng dụng sử dụng công nghệ Night Vision
Đây là dạng hệ thống thoại và dữ liệu di động song song, giúp tăng sự an toàn cho hành khách và nâng cao hiệu quả điều hành, đồng thời cho phép truy cập ...
Bắc Đẩu là hệ thống vệ tinh định vị có chức năng tương tự như hệ thống GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của Châu Âu.
Bạn chưa xem sản phẩm nào