14-02-2014, 10:30 am
PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia cho biết, đến năm 2017, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh viễn thám rada đầu tiên và năm 2020 sẽ phóng vệ tinh thứ hai.
Theo đó, vệ tinh đầu do Việt Nam và Nhật Bản phối hợp sản xuất. Vệ tinh thứ hai do người Việt Nam tự chế tạo, sản xuất và được lắp đặt ngay tại khu CNC Hòa Lạc.
“Hiện chúng tôi đang hoàn thành hồ sơ để đấu thầu, vệ tinh đầu tiên chúng ta chỉ tham gia một phần. Đây là một trong những hoạt động vừa triển khai đào tạo nhân lực, vừa tiến hành ứng dụng chuyển giao công nghệ trên cơ sở kết quả học tập của 36 học viên cao học đang học tập tại Nhật Bản.
Nếu không có gì thay đổi, quý IV năm 2017 sẽ phóng vệ tinh đầu tiên”- PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết.
Sau thời điểm đó, hạ tầng cơ sở Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc cũng đã xây dựng xong. Đây cũng là cơ sở tiền đề để sản xuất vệ tinh thứ hai trên cơ sở đã nắm bắt công nghệ chuyển giao của vệ tinh đầu.
Việc nghiên cứu, thiết kế, ý tưởng vệ tinh thứ hai hoàn toàn do người Việt Nam làm chủ. Song, quá trình nghiên cứu chế tạo vẫn có sự tham gia của các kỹ sư người Nhật, sau đó toàn bộ kết quả được chuyển về Việt Nam lắp đặt, tích hợp và thử nghiệm tại Trung tâm tích hợp thử nghiệm (thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc).
Theo kế hoạch, tháng 12/2020 hoặc chậm nhất quý I/2021, vệ tinh thứ hai sẽ được phóng lên vũ trụ.
Trước đó, ngày 7/5/2013, tên lửa đẩy Vega đem theo vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 đã được phóng vào vũ trụ.
Lần phóng vào vũ trụ này, tên lửa Vega mang theo 3 “hành khách” là các vệ tinh Proba-V (Bỉ), VNREDSat-1 (Việt Nam) và ESTCube-1 (Estonia).
Được biết, dự án VNREDSAT-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro, từ vốn vay viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Pháp và 65 tỷ đồng vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam.
Vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam sẽ được Công ty Arianespace phóng vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy VEGA từ sân bay vũ trụ Kourou, Guyana, thuộc Pháp. Công ty Arianespace cũng đã thực hiện phóng thành công 2 vệ tinh viễn thông Vinasat 1 và Vinasat 2 của Việt Nam.
Vòng cổ định vị vệ tinh dành cho thú cưng
Kỹ thuật phản sáng High-key yêu cầu một máy ảnh có thể chỉnh độ phơi sáng, một nguồn sáng hợp lý, và các bước xử lý hậu kỳ hình ảnh. Bài viết sau ...
Bạn cần một chiếc ống nhòm tốt, nhưng bạn lại không có kinh nghiệm khi chọn mua. Bạn băn khoăn không biết nên lựa một chiếc ống nhòm như thế nào là ...
Màu sắc khác nhau thể hiện những tần số di động riêng của mỗi trạm phát. Người ta dựng hàng trăm trạm thu, phát sóng di động trong thành phố để đáp ứng ...
Android đang làm mưa làm gió trên thị trường di động và với vụ mua lại Motorola của Google, có lẽ Android sẽ như hổ mọc thêm cánh.
Độ chính xác định vị GPS không những chỉ phụ thuộc vào loại trị đo dùng trong xử lý mà còn phụ thuộc đáng kể vào kiểu định vị
Việc lắp đặt thiết bị định vị GPS đối với toàn bộ hệ thống taxi trên địa bàn thành phố sẽ giúp các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch ...
Kính viễn vọng không gian khổng lồ, thiên thạch có đuôi, nhật thực hiếm quét qua ba châu lục là những hình ảnh thiên văn học ấn tượng được ghi nhận trong ...
Chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới đang được xây dựng sẽ tiết lộ những bí mật vũ trụ không quan sát được trước đây.
Hệ thống vô tuyến trung kế radio trunking sẽ được trình bày sơ bộ dưới đây gồm 1 trạm (site), nhiều kênh (tùy thuộc sử dụng), sử dụng dải tần VHF/UHF ...
Công nghệ ống nhòm sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật số, hiệu suất phát hiện xa, rõ hơn; Có con trỏ đo xa lade cung cấp cho xạ thủ hỏa lực.
Những thiết bị và ứng dụng sử dụng công nghệ Night Vision
Đây là dạng hệ thống thoại và dữ liệu di động song song, giúp tăng sự an toàn cho hành khách và nâng cao hiệu quả điều hành, đồng thời cho phép truy cập ...
Bắc Đẩu là hệ thống vệ tinh định vị có chức năng tương tự như hệ thống GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của Châu Âu.
rước sự cạn kiệt của nguồn nhiên liệu thế giới, việc khai thác dầu mỏ và khí đốt đang được đặt trong sự quản lý chặt chẽ. Đây cũng là mối quan ...
Công nghệ chế tạo tiên tiến, đa tính năng thông minh trong một, TK-2360/3360 mới của tập đoàn Kenwood sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị về một ...
Máy bộ đàm đã trở nên phổ biên trên thị trường vào những thập kỷ sau đó, giá thành hạ, trong khi tính năng ngày càng được phát triển.
Hầu như trong các ống kính Telephoto và các dụng cụ quang học có tiêu cự dài như kính thiên văn, ống nhòm... đều được thiết kế có thấu kính có độ tán ...
Các vệ tinh nằm rải rác trên quỹ đạo vòng quanh trái đất là phần không thể thiếu trong hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Công nghệ này đang dần được ...
Các ứng dụng GPS (định vị vệ tinh toàn cầu) từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với những người sử dụng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, để có thể ...
Bạn chưa xem sản phẩm nào